Ối vỡ non là gì?

ối vỡ non

Ối vỡ non luôn là mối đe dọa hàng đầu đến sức khỏe của mẹ và em bé. Nhận biết sớm được các dấu hiệu vỡ ối non và có cách xử trí kịp thời, sẽ giúp bạn hạn chế được tối các biến chứng nguy hiểm này.

Ối vỡ non là tai biến thường gặp khi mang thai, đây là nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ chết chu sinh ở trẻ.

Nếu sản phụ vỡ ối non khi thai đủ tháng hay đến kỳ chuyển dạ thì khả năng sống sót của trẻ cao hơn.

Ngược lại, nếu vỡ ối trước giai đoạn thai đủ tháng, thai nhi rất dễ nhiễm khuẩn, thậm chí tử vong.

Các biến chứng thường gặp ở thai nhi khi mẹ bầu bị vỡ ối non như sau :

  • Nhiễm khuẩn ối;
  • Nhiễm trùng thai;
  • Suy hô hấp ở thai nhi;
  • Xuất huyết giản tiểu cầu;
  • Hoại tử ruột;
  • Nhiễm khuẩn ;
  • Có vấn đề về chức năng thần kinh và vận động.

Vì thế, mỗi khi có dấu hiệu bất thường trong cơ thể mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để dược tư vấn và điều trị nhanh nhất.

Dấu hiệu nhận biết vỡ ối non

Ra dịch ối

Thông thường chị em phụ nữ sẽ vỡ ối trong vòng 24 giờ trước khi chuyển dạ với các dấu hiệu ra dịch nhiều ở âm đạo.

Lượng dịch ra nhiều quá, đóng băng và có mùi tanh nồng. Nếu dịch ối này tiết ra khi bắt đầu vào tuần thứ 37, là dấu hiệu bạn sắp sinh non.

Đau bụng, sốt

Không chỉ ra nước ối, chị em phụ nữ sẽ có triệu chứng sốt, đau bụng kéo dài.

Điều này cho thấy bạn đang có nguy cơ nhiễm trùng sau sinh khi chuyển dạ, lúc này bạn không nên dùng tay khám âm đạo nhiều lần.

Thay vào đó, nên đến trung tâm y tế để được chẩn đoán và có biện pháp khắc phục kịp thời.

Nguyên nhân dẫn đến vỡ ối non

Tình trạng ối vỡ non có thể xảy ra ở rất nhiều giai đoạn khác nhau và không ai có thể chẩn đoán trước được hiện tượng này. Nguyên nhân dẫn đến vỡ ối non xuất phát từ những yếu tố sau:

Nhiễm trùng âm đạo

Nhiễm trùng âm đạo là nguyên nhân hàng đầu khiến sản phụ dễ vỡ ối.

Đây là bệnh lý do vi khuẩn Streptococcus nhóm B (GBS) xâm nhập trực tiếp vào âm đạo và gây bệnh.

Mặt khác, nếu bạn không điều trị sẽ dễ truyền bệnh cho thai nhi trong bụng khi sinh.

Để phòng tránh nhiễm trùng âm đạo và nguy cơ bỡ ối bạn nên kiểm tra sức khỏe sinh sản vào tuần thứ 35 – 37 tại các trung tâm y tế gần nhất.

Mang đa thai

Với những chị em đa thai, bạn sẽ phải nuôi dưỡng cùng lúc nhiều bào thai khác nhau.

Sự phân chia này sẽ khiến bạn thiếu chất dinh dưỡng và dẫn đến vỡ ối sớm hơn dự định.

Dư ối

Nước ối bình thường sẽ có lượng khoảng 500 – 1.500 ml. Nếu trên 2.000 ml, sẽ gây sức ép cho tử cung.

Điều làm cho màng ối dễ rách hơn so với bình thường. Hiện tượng dư nước ối thường gặp ở chị em mang đa thai và mắc bệnh tiểu đường.

Đường tiết niệu bị nhiễm trùng

Nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ dễ dẫn đến nhiễm trùng âm đạo, cổ tử cung. Điều này khiến túi ối dễ bị rò rỉ, thủng và nguy cơ sinh non ở mẹ bầu là khá cao.

Các chấn thương khi mang thai

Trong giai đoạn mang thai bất cứ chấn thương như ngã xe hay tác động nào lên cơ thể bà mẹ có nguy cơ bị vỡ ối sớm.

Một số trường hợp nặng, mẹ bầu và thai nhi sẽ bị đe dọa về tính mạng nghiêm trọng.

Điều trị tình trạng ối vỡ non khi mang thai

Nguyên tắc điều trị ối vỡ non là làm sao giữ thai nhi càng lâu trong bào thai càng tốt. Bởi điều này sẽ gia tăng cơ hội sống của thai nhi đến khi đủ tháng.

Quá trình điều trị sẽ dựa vào sức khỏe, tuổi thai và tình trạng nước ối… từ đó các bác sĩ sẽ có cách xử trí phù hợp nhất.

Ối vỡ non với thai nhi đủ 37 tuần tuổi trở lên

Quá trình chuyển dạ sẽ xảy ra trong 24 giờ trước khi sinh, nếu cổ tử cung thuận lợi, bác sĩ sẽ thực hiện tiêm Oxytocin để truyền hướng sinh ở ngã âm đạo kết hợp với xem tim thai và  các cơn gò tử cung.

Nếu tử cung không thuận lợi và có dấu hiệu nhiễm trùng, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm kháng sinh Ampicillin 2g hoặc nhóm kháng sinh Cephalosporin để đánh giá lại trạng thái của sản phụ và thai nhi.

Nếu ngôi thai phát triển thuận lợi, tình trạng nhiễm trùng được kiểm soát tốt.

Các bác sĩ sẽ điều hướng sinh đường âm đạo, chỉ khi không khắc phục được tình trạng bác sĩ mới chỉ định mổ lấy thai nhi.

Ối vỡ non tuần 34 – 36

Sản phụ bị vỡ ối non vào tuần 34 – 34, các bác sĩ sẽ không điều trị ngay mà còn chờ theo dõi trên monitoring.

Nếu nhiễm trùng sẽ được sử dụng kháng sinh Septocoocuc nhóm B (không dùng Corticoid vì khi đó phổi đã hình thành.

Giám sát lượng nước ối bằng siêu âm mỗi ngày để theo dõi tình trạng thai nhi, chỉ can thiệp y tế trong trường hợp khẩn cấp.

Ối vỡ non ở tuổi thai 32 – 33 tuần

Giai đoạn 32 – 33 tuẩn tuổi nguy cơ sinh non sẽ thấp hơn, các bác sĩ sẽ chỉ định cho sản phụ dùng thuốc Corticoid và sau 48 giờ sẽ dùng thuốc biệt dược Dispropan 5,2 mg/ống. Lần đầu và lần thứ 2 đều 2 ống, mỗi liều cách nhau khoản 24 giờ.

Thuốc kháng sinh Septocoocuc nhóm B và các loại kháng sinh khác cũng được sử dụng cho những trường hợp sản phụ bị nhiễm trùng. Các bác sĩ sẽ chấm dứt thai kỳ khi thực sự cần thiết.

Ối vỡ non ở tuổi thai 24 – 31 tuần

Các bác sĩ khuyến cáo chị em phụ nữ nên theo dõi sức khỏe cho đến hết 33 tuần mang thai. Trong trường hợp vỡ ối bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng các thuốc sau:

  • Kháng sinh dự phòng Septocoocuc nhóm B (ngăn chặn nhiễm khuẩn);
  • Thuốc Corticoid kết hợp Salbutamol và Nifedipin (giảm các cơn gò tử cung);
  • Thuốc Spassless hoặc NO-SPA 40 mg (làm dãn cơ trơn).

Tham khảo ý kiên bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bản thân và khả năng sống sót của thai nhi khi có dấu hiệu vỡ ối.

Ối vỡ non ở tuổi thai dưới 24 tuần

Ở 24 tuần tuổi thai nhi đang còn quá non, nếu vỡ ối vào thời gian này sẽ rất dễ nhiễm trùng và gặp các biến chứng nguy hiểm như: dị tật, thiểu sản phổi, biến dạng chi…

Sản phụ bị vỡ ối trong thời gian này bạn sẽ phải lập tức nhập viện để được chăm sóc từ các bác sĩ chuyên khoa.

Điều này sẽ giúp bạn gia tăng cơ hội sống cho thai nhi hơn khi ở nhà.

Nếu thai nhi đạt được khả năng sống, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng Corticoid để bảo đảm phổi tiếp tục phát triển hoàn thiện.

Quá trình can thiệp chấm dứt thai kỳ sẽ được thực hiện khi được sự chỉ định của bác sĩ.

Cách phòng tránh ối vỡ non ở bà bầu

  • Ngay từ khi có ý định mang thai, cả hai vợ chồng nên tìm hiểu về các bệnh lý di truyền, các bệnh truyền nhiễm. Từ đó, có kế hoạch điều trị dứt điểm trước khi mang thai.
  • Khám thai định kỳ theo đúng chỉ định và thời gian của bác sĩ đưa ra.
  • Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để bảo đảm lượng nước ối và sự phát triển toàn diện của thai nhi.
  • Không hút thuốc lá, uống rượu bia khi mang thai.
  • Chế độ nghỉ ngơi, vệ sinh sạch sẽ thân thể sẽ giúp bạn ngăn chặn được tình trạng vỡ ối non nhanh chóng.

Hi vọng, với những thông tin hữu ích về tình trạng ối vỡ non trên đây, sẽ giúp bạn có thêm kiến thức chăm sóc sức khỏe của bản thân.

Bên cạnh đó, bạn nên khám thai định kỳ để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường ở thai nhi và có cách xử trí kịp thời.

Tài liệu tham khảo:

Truy cập lần cuối ngày 13/02/2019 https://www.aafp.org/afp/2006/0215/p659.html

Truy cập lần cuối ngày 13/02/2019 https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2492588/

Truy cập lần cuối ngày 13/02/2019 https://www.chop.edu/conditions-diseases/premature-rupture-membranes-prompreterm-premature-rupture-membranes-pprom

Truy cập lần cuối ngày 13/02/2019 https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000512.htm

Truy cập lần cuối ngày 13/02/2019 http://brochures.mater.org.au/brochures/mater-private-hospital-redland/preterm-premature-rupture-of-membranes

[addtoany]
Bình luận của bạn