5 loại nhiễm trùng sau khi sinh bạn nên biết

5 loai nhiem trung sau sinh

Việc nhiễm trùng sau khi sinh ở các sản phụ kha phổ biến hiện nay. Khi sau mỗi lần sinh sở tình trạng sức khỏe của chị em thường bị suy yếu.

Mang thai và sinh nở là một thiên chức thiêng liêng của người phụ nữ. Sau khi trải qua 9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau, người phụ nữ sau sinh thường phải đối mặt với nhiều sự thay đổi cả về thể chất lẫn tinh thần.

Đặc biệt, sau khi sinh nở tình trạng sức khỏe sản phụ suy yếu và là cơ hội cho vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm. Điều này khiến các chị em dễ rơi vào trạng thái phiền muộn, căng thẳng, thậm chí là trầm cảm.

Cùng tìm hiểu về một số loại nhiễm trùng sau khi sinh phổ biến mà các sản phụ có thể gặp phải để có cách phát hiện và xử lý kịp thời.

Nhiễm trùng sau sinh là gì?

Nhiễm trùng sau sinh hay nhiễm trùng hậu sản là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở sản phụ sau khi sinh xuất phát từ đường sinh dục trong 6 tuần đầu mới đẻ như:

  • âm đạo.
  • cổ tử cung.
  • tử cung.

Một số vi khuẩn gây nhiễm trùng cho sản phụ thường gặp là

Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân chủ yếu khiến các loại vi khuẩn kể trên có thể dễ dàng tấn công sản phụ gây nhiễm trùng là do :

  • điều kiện dinh dưỡng kém.
  • bị thiếu máu.
  • nhiễm độc thai nghén.
  • ối vỡ non.
  • ối vỡ sớm.
  • chuyển dạ kéo dài.
  • bế sản dịch.
  • thủ thuật bóc nhau thai.
  • kiểm soát tử cung

Nếu không được khắc phục kịp thời, tình trạng này sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của của mẹ trẻ, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.

5 loại nhiễm trùng sau sinh thường gặp ở nữ giới

Trong y khoa, các hình thái nhiễm trùng hậu sản thường gặp nhiễm khuẩn:

  • tầng sinh môn.
  • âm hộ.
  • âm đạo.
  • viêm niêm mạc tử cung.
  • viêm phúc mạc tiểu khung.
  • nhiễm trùng huyết.
  • viêm tắc tĩnh mạch. 

Nhiễm khuẩn tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo

Tình trạng nhiễm khuẩn tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo ở sản phụ trong thời kỳ hậu sản thường bắt nguồn từ vết khâu không được vô trùng.

Việc khâu phục hồi tầng sinh môn không đúng kỹ thuật hoặc bỏ sót không khâu, sót gạc trong âm đạo sẽ gây ra các triệu chứng như:

  • sưng đỏ.
  • Đau.
  • mưng mủ tại vết khâu.
  • sản dịch không có mùi hôi.
  • sốt cao.

Biện pháp điều trị

Đối với những sản phụ nhiễm khuẩn dạng này có thể chăm sóc tại chỗ bằng cách

  • rửa sạch vết thương với thuốc sát khuẩn.
  • cắt bỏ chỉ khâu tầng sinh môn khi bị mưng mủ.
  • đóng băng vệ sinh.
  • dùng gạc vô khuẩn để băng vết thương.
  • có thể dùng kháng sinh nếu cần.

Có thể bạn quan tâm: 9 Nhóm thuốc kháng sinh phổ biến hiện nay

Nhiễm trùng huyết sau sinh

Nhiễm trùng huyết là hình thái bệnh lý nặng nhất trong nhiễm trùng hậu sản.

Biểu hiện của tình trạng này là sản phụ khi đẻ bị

  • sốt cao liên tục.
  • nhiệt độ dao động.
  • rét run.
  • toàn thân mệt mỏi.
  • môi khô.
  • lưỡi bẩn.
  • khó thở.
  • da vàng.
  • nước tiểu sẫm màu.

Đặc biệt có thể thấy các biểu hiện của các ổ nhiễm khuẩn thứ phát như ápxe cơ, ápxe gan, ápxe não.

Nếu sản phụ khám sản khoa có thể thấy cổ tử cung hé mở, tử cung to và co hồi lại chậm, ấn tử cung đau, sản dịch có mùi hôi và bẩn, lẫn máu, mủ.

Nếu cấy máu và cấy sản dịch có kết quả dương tính thì chẩn đoán chắc chắn nhiễm trùng huyết.

Với những trường hợp cho kết quả âm tính cũng không thể loại trừ và chủ yếu vẫn căn cứ vào triệu chứng lâm sàng.

Điều trị

Hiện nay, các bác sĩ thường chỉ định điều trị nhiễm trùng huyết bằng cách sử dụng kháng sinh theo kết quả của kháng sinh đồ.

Với những trường hợp chưa có kháng sinh đồ thì nên dùng loại kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng như nhóm:

  • Cephalosporin
  • Metronidazole
  • quinolon

Kết hợp với biện pháp truyền máu, dùng thuốc trợ tim… Khi nhiệt độ cơ thể trở lại bình thường hoặc giảm xuống phải thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tử cung bán phần để loại trừ ổ nhiễm khuẩn tiên phát.

Viêm niêm mạc tử cung

Sót nhau, sót màng nhau, nhiễm khuẩn ôi, thực hiện thủ thuật kiểm soát tử cung, bóc nhau bằng tay không đảm bảo vô khuẩn… là những nguyên nhân khiến niêm mạc tử cung bị viêm.

Biểu hiện chính của tình trạng này là sản phụ sau sinh vài ba ngày:

  • bị sốt 38 – 38,5o
  • cơ thể mệt mỏi.
  • khó chịu.
  • dịch âm đạo ra nhiều hôi có thể lẫn cả máu và mủ…

Nếu thăm khám sẽ thấy cổ tử cung hé mở, tử cung co lại chậm, ấn tử cung gây đau. Cần xét nghiệm lấy sản dịch cấy tìm vi khuẩn gây bệnh và làm kháng sinh đồ.

Có thể bạn quan tâm: Sau sinh 2 tháng vẫn ra máu

Nếu tình trạng viêm niêm mạc tử cung không được khắc phục kịp thời sẽ hình thành trạng thái nặng hơn, đó chính là viêm tử cung toàn bộ.

Quá trình viêm nhiễm sẽ lan tới lớp cơ tử cung với những ổ áp xe nhỏ. Các triệu chứng lâm sàng ở giai đoạn này có dấu hiệu nặng hơn viêm niêm mạc tử cung và dễ gây nên viêm phúc mạc hoặc nhiễm trùng máu kể trên.

Điều trị

Biện pháp điều trị tình trạng này chủ yếu dùng các loại kháng sinh toàn thân như:

  • Ampicillin
  • Gentamycin

thuốc làm tăng co bóp tử cung như:

  • oxytocin
  • ergometrine…

Nếu nguyên nhân do sót nhau thì phải đợi đến khi nhiệt độ cơ thể mẹ mới sinh giảm hoặc hết sốt mới tiến hành nạo hút buồng tử cung.

Với những trường hợp bị viêm tử cung toàn bộ thì cần xem xét cắt bỏ tử cung toàn phần và xét nghiệm cấy máu để phát hiện sớm tình trạng nhiễm trùng huyết.

Viêm phúc mạc tiểu khung

Thông thường quá trình viêm phúc mạc tiểu khung không khu trú ở niêm mạc tử cung mà phát triển vào tiểu khung để hình thành những giả mạc ở các tạng trong tiểu khung, gây dính với nhau. Phản ứng của phúc mạc sẽ sinh ra các túi dịch lẫn máu và mủ.

Triệu chứng bệnh lý xảy ra trung bình khoảng từ 7 – 15 ngày sau khi sinh và có biểu hiện rầm rộ hơn viêm niêm mạc tử cung.

nhiệt độ cơ thể 38 – 40oC

  • rét run.
  • mệt mỏi.
  • lưỡi bẩn.
  • bụng chướng nhẹ, ở phần trên của tiểu khung bụng mềm.
  • cổ tử cung bé.
  • tử cung to, di động và đau.
  • các túi cùng âm đạo phù nề và đau.
  • vùng tiểu khung có khối rắn, không di động, đau.

Nếu sản phụ điều trị tích cực và đúng cách, bệnh sẽ tiến triển tốt và có thể khỏi. Tuy nhiên cũng có trường hợp phát triển thành viêm phúc mạc toàn bộ.

Điều trị

Để khắc phục tình trạng này chị em cần phải:

  • nghỉ ngơi.
  • chườm đá lạnh.
  • dùng kháng sinh liều cao.

Với những trường hợp có ápxe ở túi cùng Douglas thì phải chọc dò và dẫn lưu qua túi cùng âm đạo.

Nếu những cách điều trị này không có kết quả thì cần xem xét cắt bỏ tử cung và sử dụng kháng sinh thích hợp với liều cao truyền qua đường tĩnh mạch.

Viêm tắc tĩnh mạch

Hiện tượng viêm tắc tĩnh mạch thường gặp ở các sản phụ có thời gian chuyển dạ kéo dài, sự lưu thông mạch máu ở hệ tĩnh mạch bị cản trở và có hiện tượng tăng sinh sợi huyết.

Khác với các tình trạng nhiễm trùng khác, triệu chứng của viêm tắc tĩnh mạch thường xuất hiện muộn, khoảng 12 – 15 ngày sau khi sinh.

Lúc này sản phụ sẽ xuất hiện các biểu hiện như sốt nhẹ, rét run, mạch nhanh. Nếu bị viêm tắc tĩnh mạch chi dưới thì chân sẽ bị phù, có màu trắng, khi ấn vào cảm thấy đau, không nhấc được gót chân.

Khám phá

10 thực phẩm giúp bà bầu ngủ ngon trong thời gian mang thai

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, nếu điều trị viêm tắc tĩnh mạch không được xử lý kịp thời và đúng cách có thể gây viêm tắc động mạch phổi, thận với nguy cơ dẫn đến tử vong.

Khi có các triệu chứng nghi ngờ gặp phải vấn đề này, sản phụ cần quay lại trung tâm y tế càng sớm càng tốt.

Trong quá trình điều trị theo chỉ định của bác sĩ, sản phụ sẽ cần làm xét nghiệm thời gian máu chảy, máu đông, tiểu cầu, thời gian Quick và tỉ lệ prothrombin để theo dõi tiến triển của bệnh và sự đáp ứng điều trị.

Các sản phụ nên bất động chi bị viêm tắc tĩnh mạch ít nhất 3 tuần sau khi hết sốt; sử dụng kháng sinh toàn thân kết hợp với corticoides sau vài ngày dùng kháng sinh.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ chỉ định cho sản phụ điều trị bằng thuốc chống đông máu trong 24 giờ bằng đường tiêm tĩnh mạch hay nhỏ giọt tĩnh mạch.  Theo dõi kết quả điều trị bằng xét nghiệm thời gian Howell, Quick.

[addtoany]
Bình luận của bạn