Niêm mạc là gì?

niêm mạc là gì

Tìm hiểu niêm mạc là gì, thông tin chuyên sâu về niêm mạc ở các bộ phận khác nhau trên cơ thể cùng Bác sĩ – Thạc sĩ Luật.

Niêm mạc là một thành phần cấu tạo của nhiều cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên nhiều người không biết niêm mạc là gì, có vai trò như thế nào.

Hiểu về niêm mạc giúp bạn chăm sóc bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Hãy cùng tìm hiểu về niêm mạc ngay sau đây nhé.

Bạn biết gì về niêm mạc?

Niêm mạc là một màng nhày gồm các tế bào bao quanh các cơ quan của cơ thể. Nguồn gốc của niêm mạc được làm từ các biểu mô và màng mô liên kết.

Niêm mạc tiết ra các chất nhày có tác dụng vừa giữ ẩm cho các mô liên kết vừa bảo vệ các cơ quan khỏi bụi bẩn và các mầm bệnh như virus, vi khuẩn.

Niêm mạc tồn tại ở nhiều cơ quan khác nhau trong

  • Hệ tiêu hóa;
  • Hệ hô hấp;
  • Hệ sinh sản.

Chức năng của niêm mạc

Ở mỗi cơ quan niêm mạc lại có những vai trò riêng biệt nhưng nhìn chung chúng có những chức năng sau:

  • Giữ ẩm cho mô và cơ quan bên trong cơ thể;
  • Chất nhày là một màng bọc cơ thể khỏi sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh.
  • Phòng bệnh cho các cơ quan;
  • Chất nhày sẽ đảm nhận vai trò giữ ẩm cho mô nếu niêm mạc bị tổn thương.

Các loại niêm mạc trong cơ thể

Dưới đây là cụ thể các loại niêm mạc và vai trò với cơ thể.

Niêm mạc miệng

Là lớp tế bào bao quanh khoang miệng. Khoang miệng được bao bọc bởi lưỡi, hai bên má và vòm họng. Niệm mạc giúp bảo vệ các cơ quan này khỏi vi trùng tấn công.

Để bảo vệ khoang miệng, bạn hãy tránh các tác động có thể làm tổn hại niêm mạc miệng như:

  • Sâu răng, viêm tủy răng;
  • Tác dụng của các loại thuốc gây dị ứng;
  • Nhiễm nấm hoặc vi khuẩn;
  • Ung thư biểu mô;
  • Trấn thương vùng miệng;
  • Nhiệt miệng.

Niêm mạc lưỡi

Lưỡi được phủ một lớp tế bào giống như lông nhung làm cho lưỡi rất mềm mại. Nhưng chính nó cũng khiến cho lưỡi rất dễ lưu giữu lại các vi khuẩn, nấm, siêu vi.

Vì vậy để phòng niêm mạc lưỡi bị viêm nhiễm, lưỡi cầng được làm sạch hàng ngày.

Niêm mạc mũi

Khoang mũi bao được bao phủ bởi một lớp màng thông đến các xoang được gọi là niêm mạc mũi.

Khi lớp niêm mạc này bị viêm có thể gây tắc nghẽn sự lưu thông của các xoang mũi gây ra viêm mũi. Để hạn chế bị bệnh, bạn nên vệ sinh mũi sạch sẽ hàng ngày thật nhẹ nhàng.

Niêm mạc mắt

Lòng trắng được bao phủ bởi một lớp màng rất mỏng manh được gọi là niêm mạc mắt.

Khi mắt bị rơi bụi bẩn, công trùng, hoặc các loại vi khuẩn, vius…sẽ làm viêm nhiễm lớp niêm mạc này. Biểu hiện của bệnh là mắt đỏ lên, nặng nhất là bệnh đau mắt đỏ.

Tình trạng này khiến người bệnh khó chịu, cộm hoặc ngứa mắt nhưng không ảnh hưởng đến thị lực.

Niêm mạc dạ dày

Dạ dày là cơ quan đầu tiên trong chuỗi cơ quan bên trong cơ thể tiêu hóa thức ăn. Vì vậy nó có thể phải tiếp nhận những chất độc hại.

Lớp màng tế bào bao quanh dạ dày giúp nó tránh những tổng thương này. Đó chính là niêm mạc dạ dày. Khi lớp niêm mạc bị tổn thương sẽ khiến dạ dày bị viêm loét.

Các triệu chứng viêm loét dạ dày gồm:

  • Ợ chua, ợ nóng;
  • Đau bụng, buồn nôn;
  • Đắng miệng;
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng;
  • Đi phân đen;
  • Đầy bụng, khó tiêu.

Để bảo vệ niêm mạc dạ dày, bạn nên ăn uống điều độ, không nên no quá cũng không để đói quá. Ngoài ra cần hạn chế các thực phẩm quá cay, chua hay các sản phẩm lên men.

Niêm mạc âm đạo

Lớp niêm mạc bao quanh âm đạo vừa có tác dụng bảo vệ vừa tiết chất nhày giúp làm sạch âm đạo.

Đây là cơ chế chỉ tồn tại ở âm đạo. Khi niêm mạc âm đạo bị tổn hại rất dễ gây các vấn đề về âm đạo như viêm âm đạo, khô âm đạo.

Niêm mạc tử cung

Là lớp nội mạc phủ bề mặt tử cung có ý nghĩa rất quan trọng với quá trình thụ thai.

Cấu tạo của niêm mạc tử cung gồm 2 lớp:

  • Lớp nội mạc đáy: được cấu tạo từ tế bào biểu mô và mô đệm. Lớp đáy không bị ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh.
  • Lớp nội mạc nông: là lớp bong ra trong chu kỳ nguyệt san.

Độ dày của niêm mạc tử cung là một yếu tố quyết định đến khả năng mang thai của phụ nữ. Cụ thể như:

Niêm mạc tử cung mỏng

Nếu niêm mạc tử cung nhỏ hơn 8mm sẽ gây khó khăn cho việc làm tổ, phôi thai khó bám vào để phát triển. Vì vậy thai nhi dễ bị chết lưu.

Thiếu hormone estrogen là một nguyên nhân khiến niêm mạc tử cung mỏng. Để biết chính xác bạn nên đi tư vấn bác sĩ để được điều trị sớm.

Niêm mạc tử cung dày

Quá nhiều estrogen khiến lớp niêm mạc tử cung dày hơn bình thường lên tới 20mm. Điều này dẫn đến các vấn đề rối loạn kinh nguyệt và phóng noãn khiến khó thụ thai.

Phụ nữ béo phì, sử dụng thuốc chứa hormone estrogen dài ngày làm mất cân bằng nội tiết là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Để điều trị cần tái cân bằng nội tiết bằng các biện pháp thích hợp.

Niêm mạc tử cung bình thường

Độ dày của niêm mạc tử cung thay đổi trước và sau chu kỳ kinh nguyệt như sau:

  • Kết thúc kinh nguyệt: Dày 3-4mm;
  • Khi rụng trứng: Dày 8-12mm;
  • Sắp đến kỳ kinh: 12-16mm.

Như vậy niêm mạc giống như lớp áo giáp bảo vệ các cơ quan bên trong. Hy vọng những thông tin trên giúp bạn hiểu hơn về niêm mạc và vai trò với cơ thể. Để từ đó có biện pháp chăm sóc bảo vệ lớp niêm mạc tốt nhất.

[addtoany]
Bình luận của bạn