Liên cầu khuẩn là gì

liên cầu khuẩn là gì

Liên cầu khuẩn là tên của một nhóm vi khuẩn yếm khí (hiếu kỵ khí) gây ra các bệnh như:

  • viêm họng;
  • viêm phổi;
  • nhiễm trùng da, vết thương;
  • nhiễm trùng huyết;
  • viêm nội mạc tâm.

Môi trường phát triển và hoạt động của liên cầu khuẩn là các dịch và máu trong cơ thể sống. Phần lớn loại khuẩn liên cầu gây bệnh tan trong máu và phát triển tốt trong môi trường 37oC.

Các loại bệnh liên cầu khuẩn thường thấy

Hiện nay, các nhà khoa học đã phát hiện được 2 loại bệnh do liên cầu khuẩn có tên gọi là Streptococcus gây ra đó là:

  • Bệnh liên cầu khuẩn nhóm A (GAS) – gây bệnh trên họng và da.
  • Bệnh liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) – thường xuất hiện trên phụ nữ mang thai.

Bệnh liên cầu khuẩn nhóm A (GSA)

Ở những bệnh nhân bị liên cầu khuẩn nhóm A sẽ có các triệu chứng như sau:

  • Đau họng
  • đỏ họng
  • amidan bị sưng và xuất hiện thêm các đốm trắng.
  • Sốt, ban đỏ nếu bạn bị viêm họng sau khi nhiễm liên cầu khuẩn.
  • Chốc lở da, nhiễm trùng.
  • Hội chứng sốc độc.

Bị bệnh viêm mô tế bào hay viêm cân hoại tử (bệnh ăn thịt).

Liên cầu khuẩn nhóm B

Liên cầu khuẩn nhóm B là nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm trùng máu, viêm phổi, viêm màng não, tử vong ở trẻ sơ sinh.

Sở dĩ khi mang thai nội tiết tố của chị em phụ nữ bắt đầu thay đổi, điều này sẽ khiến cho vi khuẩn có điều kiện sinh sôi, phát triển nhanh chóng.

Trong đó liên cầu khuẩn nhóm B cũng không phải ngoại lệ, virus này sẽ xâm nhập vào cơ thể phụ nữ qua đường tiêu hóa, tiết niệu và sinh dục.

Nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B khi mang thai có nguy hiểm không?

Có khoảng 20-30% phụ nữ mang thai nhiễm GBS và gây ra những tác hại không nhỏ cho sức khỏe của sản phụ và thai nhi, cụ thể:

Đối với sản phụ

– Streptococcus gây ra chuyển dạ, sinh non, vỡ màng ối non ở những thai thiếu tháng, nhiễm trùng sau sinh.

– Ở sản phụ sẽ gây ra nhiễm trùng đường tiểu, viêm đài bể thận, viêm nội mạc tử cung, viêm vú và viêm xương tủy.

– Sản phụ bị nhiễm GBS có thể tử vong nếu bị nhiễm trùng đường sinh dục hay nhiễm trùng huyết.

Đối với trẻ sơ sinh

GBS là tác nhân hàng đầu gây nhiễm trùng ở đối tượng này,  đồng thời bệnh còn gây ra biến chứng ở các bé đối tới từng trường hợp

Nếu tình trạng nhiễm trùng xuất hiện trước 7 ngày sau sinh trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng như:

  • suy hô hấp,
  • ngưng thờ,
  • hạ huyết áp,
  • lơ mơ.

Ở những trẻ sơ sinh muộn sẽ có dấu hiệu từ 7 – 90 ngày tuổi, lúc này vi khuẩn sẽ lây nhiễm thông qua nguồn sữa mẹ. Các biến chứng nguy hiểm có thể xảy đến là

  • viêm màng não,
  • điếc,
  • tâm thần,
  • chậm phát triển…

Để khắc phục được tình trạng này, các chị em được khuyến cáo thực hiện xét nghiệm sàng lọc khi mang thai. Nếu bạn thực hiện cách này sẽ có khả năng cứu sống được em bé rất cao.

Ở người lớn tuổi nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B, có khả năng gây ra bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng da, máu và gây bệnh viêm phổi cực kỳ nguy hiểm.

Cách điều trị bệnh liên cầu khuẩn

Điều trị viêm họng do liên cầu khuẩn nhóm A

Thông thường, khi bị virus liên cầu khuẩn xâm nhập và gây ra bệnh viêm họng bạn sẽ có các dấu hiệu sốt, phát ban. Lúc này sử dụng thuốc kháng sinh sẽ giúp ngăn ngừa được các bệnh viêm tai giữa, thấp khớp.

Thuốc kháng sinh Penicillin là lựa chọn duy nhất để ngăn chặn khả năng phát triển của virus liên cầu khuẩn trong cơ thể.

Thuốc penicillin đường tiêm:

  • Ở trẻ nhỏ: Sử dụng khoảng 600.000 đơn vị IM benzathine penicillin G tiêm trực tiếp vào cơ thể.
  • Trẻ em nặng trên 27kg và người lớn: 1,2 triệu đơn vị IM sử dụng benzathine penicillin G cho đường tiêm.

Thuốc penicillin đường uống (áp dụng trong 10 ngày):

  • Trẻ em dưới 27kg: Sử dụng 250 mg thuốc Penicillin V trong 12 giờ.
  • Dùng Amoxicillin 50 mg/kg (tối đa 1g/ngày) để thay thế cho Penicillin V.

Ngoài ra, nếu bệnh nhân không thể sử dụng Penicillin và beta-lactam có thể sử dụng các loại thuốc khác thay thế như:

  • Clindamycin 600mg,
  • Erythromycin,
  • Clarithromycin 250 mg,
  • Azithromycin 500 mg.

Điều trị lây truyền qua da

Với trường hợp bệnh liên cầu khuẩn lây truyền qua da bạn có thể sử dụng các loại thuốc như sau:

  • Dicloxacillin hay cephalexin (thuốc được sử dụng khi Staphylococcus aureus kháng methicillin).
  • Linezolid ,
  • Minocycline,
  • Phẫu thuật.

Điều trị nhiễm liên cầu khuẩn các nhóm khác

Với các bệnh liên cầu khuẩn nhóm B, C và G sẽ được các bác sĩ chỉ định sử dụng các loại thuốc như sau:

  • Penicillin;
  • Vancomycin;
  • Ampicillin.

Hi vọng, với những thông tin hữu ích trên đây đã giúp bạn trả lời được câu hỏi liên cầu khuẩn là gì. Đồng thời, chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình của mình.

Tài liệu tham khảo:

Streptococcal https://www.everydayhealth.com/strep-throat/different-types-streptococcal/: truy cập lần cuối ngày 08/01/2019
Streptococcal https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK7611/ truy cập lần cuối ngày 08/01/2019
Streptococcal https://medlineplus.gov/streptococcalinfections.html truy cập lần cuối ngày 08/01/2019

[addtoany]
Bình luận của bạn