Bật mí cách điều trị bệnh viêm xương khớp hiệu quả

bệnh viêm xương khớp

Viêm xương khớp có khả năng gây ra rất nhiều biến chứng cho sức khỏe. Cùng tìm hiểu kỹ về căn bệnh viêm xương khớp để có cách ngăn chặn và khắc phục bệnh kịp thời.

Viêm xương khớp là bệnh gì?

Viêm xương khớp là bệnh về khớp sụn, khi phần đầu sụn nối liền với xương bị hủy hoại và mất đi khả năng đệm cho xương. Lúc này các xương sẽ va chạm vào nhau và gây nên tình trạng sưng và đau đớn. Bệnh viêm xương khớp thường gặp ở đầu gối, háng, xương sống.

Bệnh viêm xương khớp do thoái hóa không thể điều trị, nhưng bạn có thể ngăn chặn sự phát triển của bệnh bằng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, vận động hợp lý.

Triệu chứng bệnh

Bệnh viêm xương khớp thường có triệu chứng diễn biến nặng dần lên theo thời gian. Triệu chứng đầu tiên là đau ở khớp xương, đau nhức vùng xương ức, khớp chân, tay…cơn đau sẽ nặng hơn khi vận động, tập thể dục, làm việc nặng nhọc.

Khi mức độ bệnh nặng hơn, các khớp sẽ kém linh hoạt, cứng khớp vào buổi sáng và dần biến mất trong ngày. Nếu để bệnh kéo dài, bệnh viêm xương khớp nặng có thể không co duỗi được, nghe tiếng kèn kẹt khi đi lại.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh viêm xương khớp chủ yếu do tuổi già, chấn thương, béo phì và nhiều yếu tố liên quan xương khớp khác.

– Tuổi tác: Những người có tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh xương khớp lớn hơn, phụ nữ dễ mắc bệnh hơn nam giới.

– Béo phì: Do trọng lượng cơ thể gây áp lực phải chịu lên khớp, từ đó khiến xương khớp dễ tổn thương. Ngoài ra, các mô mỡ tạo ra protein gây hại phản ứng viêm khớp.

– Chấn thương: Chơi thể thao, làm việc nặng nhọc…sẽ khiến cơ xương khớp bị tổn thương, dần bị viêm.

– Di truyền: Bệnh viêm xương khớp có thể bị di truyền.

– Dị tật: Nhiều người bị bị tật bẩm sinh hoặc khiếm khuyết sụn dẫn đến viêm khớp.

– Các bệnh lý: Tiểu đường, bệnh gút, viêm khớp dạng thấp có thể tăng nguy cơ mắc bệnh viêm xương khớp.

Khám chẩn đoán bệnh

Bệnh viêm xương khớp có thể chẩn đoán qua triệu chứng lâm sàng và hình ảnh thông qua chụp X-quang.

Bác sĩ khám lâm sàng sẽ kiểm tra những chuyển động của các khớp xương, xung quanh khớp xương to hơn bình thường, các cử động khó khăn, đau nhức, đau âm ỉ.

Còn chụp X-quang giúp phát hiện phần cuối xương bị mòn, mọc xương nhánh hoặc gai xương và không gian khớp bị giảm.

Việc chẩn đoán hình ảnh sẽ giúp bác sĩ đưa ra kết quả khám chính xác hơn, từ đó đánh giá mức độ của bệnh và đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp.

Điều trị bệnh viêm xương khớp

Bệnh viêm xương khớp do thoái hóa không thể chữa trị, chỉ có thể áp dụng các phương pháp nhằm giảm sự phát triển nhanh chóng của bệnh.

Nếu ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể dùng thuốc giảm đau acetaminophen hoặc áo dụng các biện pháp đơn giản như chườm lạnh, dán miếng cao nóng hoặc ngâm nước nóng để khắc phục.

Nếu viêm khớp mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định các bài tập vật lý trị liệu để bảo tồn khả năng vận động của khớp. Đó là những bài tập đi xe đạp, bơi lội…vừa không gây tổn hại đến xương khớp, vừa tăng sức mạnh, sự dẻo dai cho cơ bắp. Có thể sử dụng các dụng cụ hỗ trợ đi lại như nạng, khung…để giảm áp lực trọng lượng cơ thể lên vùng khớp xương bị tổn thương.

Đối với các bệnh nhân viêm xương khớp không thể cải thiện bằng các phương pháp hỗ trợ điều trên, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật. Việc thay thế khớp bị tổn thương bằng 1 khớp nhân tạo sẽ giúp việc đi lại của người bệnh dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các dưỡng chất giàu canxi, collagen vào cơ thể. Đồng thời, nghỉ ngơi, tập luyện thể dục thể thao, kiểm soát cân nặng sẽ giúp người bệnh thúc đẩy nhanh quá trình điều trị.

Bệnh viêm xương khớp nếu không được điều trị kịp thời dễ mất khả năng vận động, bại liệt và tử vong. Vì thế, bạn nên sớm điều trị và kết hợp chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học để nhanh chóng khắc phục được triệu chứng của bệnh nguy hiểm này.

[addtoany]
Bình luận của bạn