Niệu đạo là gì?

niệu đạo là gì vnmedicine

Niệu đạo là gì? Niệu đạo ở nam và nữ giống và khác nhau như thế nào? Các bệnh hay gặp ở niệu đạo ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào? Những thông tin giải phẫu học về niệu đạo dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Niệu đạo là gì?

Niệu đạo là một cơ quan trong hệ tiết niệu dẫn nước tiểu ra khỏi cơ thể. Bình thường nó niệu đạo được đóng kín bởi cơ thắt niệu đạo.

Chỉ khi bàng quang đầy ở một mức nhất định kích thích lên cơ thắt niệu đạo mở ra và đưa nước tiểu ra ngoài.

Niệu đạo của nữ giới chỉ giữ vai trò bài tiết nước tiểu còn nam giới niệu đạo còn là nơi giúp nam giới xuất tinh dịch ra ngoài.

Giải phẫu cấu tạo niệu đạo

Niệu đạo của nam giới và nữ giới có sự khác nhau để đáp ứng các vai trò khác nhau. Cụ thể giải phẫu cấu tạo niệu đạo ở nam và nữ chi tiết như sau:

Cấu tạo niệu đạo của nữ

Niệu đạo nữ bắt đầu từ cổ bàng quang kéo dài xuống cơ bắp của sàn chậu và dài khoảng từ 3 tới 5 cm.

Trước khi thoát ra ngoài theo lỗ niệu đạo, nước tiểu phải đi qua cơ thắt niệu đạo. Đây là một cấu trúc cơ bắp giúp giữ nước tiểu không bị rò rỉ ra ngoài khi bàng quang chưa đầy.

Vị trí của niệu đạo: nằm ngay trước cửa âm đạo. Niệu đạo được bảo vệ bởi lớp biểu mô bên trong niệu đạo và các tuyến chất nhày.Chất nhày có vai trò chống lại quá trình axit trong nước tiểu ăn mòn.

Cấu tạo niệu đạo nam giới

Niệu đạo của nam giới là một đường ống dài khoảng 20cm từ lỗ dưới của bàng quang đi qua màng chậu và ra tới lỗ niệu đạo.

Ở đầu trên niệu đạo có một cơ vòng chặn nước tiểu để giữ nước tiểu trong bàng quang.

Ngoài ra trong niệu đạo còn có dẫn tinh trùng khi nam giới xuất tinh.

Cấu tạo niệu đạo của nam giới gồm 3 phần như sau:

  • Phần đi qua tuyến tiền liệt: phần này có thể co giãn để thay đổi kích thước
  • Phần màng ở giữa tuyến tiền liệt và lỗ tiểu. Nếu nam giới bị bí tiểu, không tự chủ tiểu tiện sẽ được đặt ống thông tiểu vào phần này
  • Phần xốp: đây là phần dọc theo dương vật ra tới lỗ niệu đạo ngoài

Các vấn đề thường gặp ở niệu đạo

Như bất cứ cơ quan nào khác, niệu đạo cũng có những vấn đề xảy ra do khách quan hoặc tác động từ bên ngoại. Dưới đây là những bệnh phổ biến ở niệu đạo:

Hẹp niệu đạo

Đường niệu đạo giống như một đường ống nước, vì vậy khi niệu đạo bị tổn thương và hình thành sẹo sẽ làm chậm dòng chảy. Tình trạng này gọi là hẹp niệu đạo. Bệnh này thường gặp ở nam giới nhiều hơn do các nguyên nhân như:

  • Chấn thương ở niệu đạo, vùng chậu;
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu;
  • Viêm tuyến tiền liệt;
  • Nhiễm trùng do phẫu thuật thông tiểu;
  • Hẹp niệu đạo bẩm sinh.

Người bệnh hẹp niệu đạo có thể bị đau vùng chậu, đau khi đi tiểu, hay bị bí tiểu. Ngoải ra hẹp niệu đạo cũng khiến nam giới bị giảm lực xuất tinh khiến tinh trùng có thể dính máu.

Viêm niệu đạo

Viêm niệu đạo thường xảy ra ở nữ giới do niệu đạo của nữ ngắn hơn của nam. Nguyên nhân hàng đầu là vi khuẩn E.coli, vi khuẩn này từ âm đạo hoặc hậu môn lây lan sang niệu đạo.

Người mắc bệnh viêm niệu đạo cảm thấy nóng rát khi đi tiểu, tiểu rắt, tiểu khó, trường hợp nặng tiểu ra mủ.

Để phòng tránh bệnh, bạn hãy thực hiện theo các lời khuyên sau:

  • Vệ sinh vùng kín đúng cách, nhất là khi mang thai vì khi đó bàng quang bị áp lực bởi tử cung sinh ra đi tiểu nhiều hơn.
  • Sử dụng các sản phẩm vệ sinh vùng kín có độ PH phù hợp;
  • Không tự ý thụt rửa âm đạo;
  • Vệ sinh, chăm sóc kỹ lưỡng niệu đạo nếu phải đặt ống thông tiểu hay các thủ thuật ngoại khoa ở niệu đạo.

Bệnh viêm niệu đạo không quá nghiêm trọng nhưng sẽ dẫn đến nguy cơ viêm tắc vòi trứng gây vô sinh. Vì vậy nếu có biểu hiện của bệnh, bạn cần đi khám ngay.

Ung thư niệu đạo

Đây là bệnh khá hiếm gặp (tỉ lệ 1-2%) trong các bệnh ung thư về đường tiết niệu, và gặp ở nữ nhiều hơn nam.

Bệnh không có nguyên nhân cụ thể, nhưng có các yếu tố với khả năng mắc bệnh cao hơn như:

  • Đã từng mắc ung thư về bàng quang, niệu đạo;
  • Bị nhiễm virus HPV;
  • Trên 60 tuồi;
  • Mắc các bệnh tình dục (STD).

Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân thường không thể phát hiện được bệnh mà chỉ khi khối u tăng kích thước mới lờ mờ cảm nhận được. Ngoài ra giai đoạn này, người bệnh có thể tiểu ra máu, bí tiểu, chảy máu niệu đạo.

Nếu có các dấu hiệu này, bạn nên đi khám sớm để điều trị. Các phương pháp được áp dụng là phẫu thuật cắt bỏ khối u, xạ trị, hóa trị.

Niệu đạo rất dễ bị viêm nhiễm và gây phiền toái đến đời sống hàng ngày cũng như sức khỏe về lâu dài. Tin rằng với những kiến thức bài viết cung cấp đã giúp bạn hiểu niệu đạo là gì và các biện pháp phòng tránh bệnh.

[addtoany]
Bình luận của bạn