Chứng ợ nóng là gì?
Ợ nóng chắc chắn không còn là hiện tượng xa lạ đối với nhiều người. Tuy không gây nguy hiểm nhưng đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý mà cơ thể đang gặp phải. Vậy ợ nóng là gì và có cách điều trị ra sao?
Ợ nóng là gì?
Ợ nóng là cảm giác khó chịu do luồng hơi từ dưới trào ngược lên thực quản và gây nóng rát ở vùng ngực. Tình trạng này có thể lan lên tới cổ họng cùng với cảm giác chua miệng đặc trưng do axit gây ra.
Theo các bác sĩ, ợ nóng thường xuất hiện nhiều khi ăn no, nằm ngửa hay khi cúi người. Và ngoài việc gây ra nhiều khó chịu, ảnh hưởng tới cuộc sống, ợ nóng còn có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể.
Xem thêm: đau nhức vùng xương ức
Triệu chứng ợ nóng
Dù ợ nóng thường gặp ở trẻ em và người trung niên nhưng không có nghĩa là các đối tượng khác được loại trừ. Lúc này, tùy vào từng trường hợp mà cơ thể sẽ có những triệu chứng khá dễ nhận biết như:
- Đau tức vùng ngực.
- Miệng hay có cảm giác chua hoặc đắng.
- Khó thở.
- Khó nuốt dù chi là miếng nhỏ.
- Có cảm giác “vướng” của thức ăn bị vướng trong thực quản.
- Nấc thường xuyên, nhất là sau khi ăn.
- Khản giọng
- Viêm họng.
- Ho khan, ho mãn tính.
- Ở một số trường hợp còn có thể thấy nôn, ợ ra máu.
- Suy giảm khả năng ăn uống.
- Sụt cân.
Nguyên nhân gây ợ nóng
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ợ nóng thực chất là do axit dạ dày do các tác nhân kích thích mà trào ngược lên thực quản. Theo đó, các nguyên nhân gây ợ nóng này có thể được phân chia chủ yếu thành 2 nhóm sau:
Nguyên nhân cơ học
Sử dụng một số loại thực phẩm hay tác dụng phụ của một số loại thuốc cũng là một trong những lý do gây ra tình trạng ợ nóng. Cụ thể là:
- Ăn nhiều loại đồ ăn nhanh và có chứa dầu mỡ: Tiêu thụ những loại đồ ăn kiểu này sẽ khiến cho dạ dày phải hoạt động nhiều hơn, đồng nghĩa với việc axit được sản sinh ra không được sử dụng hết, dễ trào ngược gây ợ nóng.
- Dùng đồ uống chứa nhiều gas: Nước ngọt có ga hay các loại rượu, bia…rất dễ dẫn tới tình trạng đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng.
- Tác dụng phụ của thuốc: Celebrex, Ibuprofen hay Naproxen…là những loại thuốc Tây thường gây ra một số tác dụng phụ cho cơ thể như ợ nóng, buồn nôn và khiến cho cơ thể mệt mỏi.
- Vận động không phù hợp: Chạy bộ quá sức, gập bụng quá độ, trồng cây chuối…là những hình thức vận động có thể gây ợ nóng.
Thông thường, với những trường hợp do các nguyên nhân cơ học gây ra, ợ nóng không kéo dài nhiều ngày.
Nguyên nhân bệnh lý
Các nguyên nhân bệnh lý gây ợ nóng bao gồm:
- Trào ngược dạ dày
- Viêm loét dạ dày
- Ung thư dạ dày
- Ung thư thực quản
- Đau tim
- Sỏi mật
Trường hợp nếu ợ nóng bắt nguồn từ các nguyên nhân bệnh lý, người bệnh sẽ có tình trạng ợ nóng liên tục, nhiều hơn 1 lần/tuần. Lúc này, thăm khám là việc làm cần thiết giúp chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh để từ đó, đưa ra biện pháp điều trị thích hợp.
Chẩn đoán ợ nóng như thế nào?
Ngoài việc khai thác thông tin về triệu chứng và hỏi bệnh sử, các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán ợ nóng bằng một số phương pháp cần thiết khác, bao gồm:
- Nội soi: Cụ thể là nội soi thực quản và dạ dày để tìm kiếm, phát hiện những bất thường.
- Chụp X quang
- Xét nghiệm: xét nghiệm dịch vị dạ dày, xét nghiệm mô thực quản.
- Đo và kiểm tra áp lực trong thực quản.
Điều trị ợ nóng
Theo các bác sĩ, điều khắc phục và điều trị ợ nóng, điều cần thiết đầu tiên là phải xác định được nguyên nhân ra hiện tượng ợ nóng. Với mỗi trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp điều trị thích hợp sẽ được.
Hiện tại, ợ nóng thường được điều trị với những loại thuốc sau:
- Thuốc kháng axit: Đó là các loại thuốc như gelusil, maalox hay mylanta….với tác dụng trung hòa lượng axit dư thừa tại dịch vị dạ dày, giảm các triệu chứng đầy bụng, ợ nóng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, cần cân nhắc bởi đây chỉ là cách có hiệu quả trong thời gian ngắn.
- Thuốc giảm tiết axit: Là những loại thuốc kháng histamin H2 với tác dụng giảm lượng axit do dạ dày tiết ra. So với các loại thuốc trung hòa axit, thuốc giảm tiết không hiệu quả nhanh bằng nhưng tác dụng lại lâu dài hơn.
- Thuốc ức chế bơm proton: Điển hình bao gồm omeprazole và lansoprazole, có khả năng giảm tối đa lượng axit tiết ra do bất cứ nguyên nhân nào. Tác dụng của thuốc ức chế bơm proton hiệu quả hơn thuốc giảm tiết axit tông thường nhưng về lâu dài, có thể gây ra một số ảnh hưởng về xương khớp ở người lớn tuổi.
Tốt nhất, người bệnh hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng thuốc, để mang lại nhiều hiệu quả hơn và tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Bên cạnh đó, thay đổi lối sống lành mạnh hơn cũng là cách hỗ trợ điều trị ợ nóng đơn giản như:
- Hạn chế đồ ăn nhanh, các món chiên xào nhiều dầu mỡ và các loại đồ uống có gas.
- Ăn nhiều loại hoa quả, rau xanh.
- Tập luyện thể dục, thể thao để có cân nặng hợp lý.
- Mặc đồ phù hợp, không bó quá chặt phần eo, bụng.
Trên đây một số thông tin giúp giải đáp thắc mắc ợ nóng là gì xin được chia sẻ tới bạn đọc. Hãy lưu lại và áp dụng để tránh khỏi tình trạng khó chịu này nhé!
[addtoany]
Chuyên khoa khám bệnh - Hô hấp Bệnh viện Đại Học Y Hồ Chí Minh, hội viên hội lao phổi tp. Hồ Chí Minh.