Áp xe là tình trạng viêm nhiễm đã hình thành mủ ở mô bên dưới da hoặc bên trong cơ thể.
Khi cơ thể bị tấn công, bạch cầu bị chết và tạo thành mủ trong ổ áp xe. Ổ áp xe sẽ ngày càng phát triển lớn hơn và lây lây lan nếu không được kiểm soát và điều trị.
Áp xe hình thành ở dưới da và bên trong cơ thể sẽ gây ra những biểu hiện khác nhau. Cụ thể dưới đây là dấu hiệu giúp bạn nhận biết áp xe:
Áp xe dưới da
Áp xe dưới da có thể hình thành ở nhiều vị trí như: nách, âm đạo, bartholin, răng, nang tóc…
Khi bị áp xe ngay dưới mô da, bạn sẽ thấy các biểu hiện như:
Áp xe bên trong cơ thể
Áp xe có thể hình thành ở gan, thận, áp xe vú ở phụ nữ và cả ở não. Áp xe bên trong cơ thể thường là mức độ nặng hơn và gây ra những triệu chứng nghiêm trọng hơn bao gồm:
Có hai tác nhân chính gây áp xe là vi khuẩn và ký sinh trùng.
Vi khuẩn:
Vi khuẩn chủ yếu gây áp xe có tên staphylococcus. Những điều kiện khiến cho vi khuẩn này dễ dàng xâm nhập vào cơ thể như mồ hôi, bụi bẩn, dầu thừa.
Khi bị tấn công, cơ thể sẽ phòng vệ bằng cách tiết ra một chất ở dạng lỏng để giết chết vi khuẩn. Chất dịch này sau đó cùng với xác bạch cầu sẽ tạo thành mủ áp xe.
Ký sinh trùng:
Giun chỉ, sán, Ecoli…là những ký sinh trùng sống ký sinh ở các cơ quan bên trong cơ thể.
Chúng du nhập vào cơ thể qua thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, môi trường ô nhiễm. Đây chính là nguyên nhân gây áp xe bên trong cơ thể.
Vậy từ đâu mà những tác nhân này có thể sinh trưởng phát triển và gây bệnh áp xe? Nếu thuộc một trong các yếu tố sau sẽ có nguy cơ bị áp xe:
Áp xe dưới da hay áp xe nông rất dễ nhận biết như da đỏ, sưng nề và có mủ. Còn các áp xe bên trong cơ thể khó nhận biết hơn. Để có kết luận, bác sĩ sẽ phải thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán như:
Áp xe không chỉ gây đau, khó chịu, phiền toái cho người bênh mà càng để lâu áp xe dễ bị vỡ gây nhiễm trùng nặng. Vì vậy người bệnh nên điều trị ngay khi được chẩn đoán áp xe.
Điều trị áp xe dưới da
Với những áp xe dưới da, phương pháp điều trị khá đơn giản. Với ổ áp xe lớn, nhiều mủ cần phải hút mủ ra ngoài bằng phương pháp rạch điểm. Khi đã lấy hết mủ ra ngoài, vết thương được băng lại.
Quá trình này có thể gây đau, nếu cần thiết người bệnh được dùng thuốc giảm đau thông thường.
Điều trị áp xe trong cơ thể
Với những áp xe sâu bên trong cơ thể, quá trình điều trị phức tạp hơn nhiều. Đầu tiên bác sĩ sẽ mổ, chọc ống dẫn lưu tại ổ áp xe và hút mủ ra ngoài.
Người bệnh phải uống kèm kháng sinh và điều trị các triệu chứng do ổ áp xe gây ra.
Áp xe không phải bệnh quá nguy hiểm nhưng gây nhiều khó chịu cho người bệnh. Vì vậy bạn có thể chủ động phòng tránh bằng cách:
Nhìn chung áp xe vẫn là một thuật ngữ khá xa lạ với mọi người. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu áp xe là gì và biết cách phòng tránh căn bệnh này.
[addtoany]