Âm hộ là gì? Tìm hiểu về âm hộ và các bệnh liên quan

âm hộ là gì vnmedicine

Nhiều người nhầm lẫn giữa âm hộ và âm đạo, cho rằng đây chỉ là cách gọi khác nhau. Thực tế đây là hai bộ phận hoàn toàn khác nhau về cấu tạo và chức năng. Hiểu rõ điều này sẽ giúp chị em chăm sóc và bảo vệ sức khỏe vùng kín tốt hơn. Vậy âm hộ là gì, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Âm hộ là gì?

Âm hộ là toàn bộ khu vực bên ngoài vùng kín mà chị em quan sát được, âm hộ kéo dài từ phần xương mu xuống trước hậu môn .

Âm hộ hình thành từ thời kỳ bào thai và tiếp tục hoàn thiện khi đến tuổi trưởng thành. Dấu hiệu của điều này là âm hộ bắt đầu mọc lông mu và chuyển từ màu hồng sang nâu đen.

Âm đạo là gì? Thông tin chuyên sâu về âm đạo nữ giới

Cấu trúc của âm hộ

Âm hộ là tổng thể các cơ quan sinh dục bao gồm:

Màu sắc, hình dạng âm hộ rất đa dạng giữa các cá nhân. Kích thước âm hộ cũng rất khác nhau, có người to người nhỏ.

Ngoài ra môi lớn có thể bất đối xứng bên to, bên nhỏ. Những điều này đều là bình thường. Khi sang đoạn dậy thì và trưởng thành âm hộ sẽ mọc lông mu và có màu đậm hơn.

Tuy nhiên nếu có dấu hiệu sưng ngứa và mọc mụn thì chị em cần đi khám phụ khoa.

Chức năng của âm hộ

Âm hộ là “cánh cửa” đi vào cơ thể nữ giới. Vì vậy cơ quan này rất quan trọng với hoạt động sinh lý và sinh sản ở nữ giới. Có thể bạn chưa biết âm hộ thực hiện những chức năng này:

  • Che chắn, giữ vệ sinh cho các cơ quan sinh dục bên trong như âm đạo, tử cung… và bao gồm cả môi lớn, môi bé.
  • Âm hộ là bộ phận nhạy cảm với các tuyến nhờn âm hộ tiết ra khi quan hệ giúp phụ nữ không bị đau và tăng khoái cảm.
  • Các chất nhờn còn có vai trò làm sạch vùng kín, rửa trôi các loại vi khuẩn và ngăn ngừa chúng gây viêm nhiễm.
  • Tình trạng của âm hộ cũng giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh lý vùng kín.

Âm hộ tháy đổi như thế nào trong cuộc đời của người phụ nữ

Qua tuổi dậy thì là thời điểm âm hộ của nữ giới đã tương đối hoàn thiện. Tuy nhiên bộ phận này sẽ tiếp tục biến đổi khi phụ nữ mang thai, sau sinh và sau mãn kinh. Cụ thể như sau:

Khi mang thai

Khi mang thai, nội tiết tố nữ bao gồm estrogen và progesterone đều tăng lên. Điều này làm máu dồn về âm đạo nhiều hơn và có thể khiến âm hộ bị sưng và sẫm màu hơn.

Ngoài ra đây cũng là thời kỳ âm hộ và vùng kín nói chung dễ bị nấm và vi khuân tấn công.

Sau khi sinh

Để thai phụ sinh con dễ dàng, bác sĩ có thể phải rạch một đường nhỏ ở tầng sinh môn vùng đáy chậu.

Vết rách này cần một thời gian để lành lại và có thể hình thành sẹo. Ngày này các phương pháp khâu thẩm mỹ tầng sinh môn hạn chế tối đa sẹo.

Ngoài ra, trong thời kỳ này lượng hormone tiếp tục thay đổi có thể khiến vùng âm hộ và âm đạo bị khô.

Thời kỳ mãn kinh

Phụ nữ mãn kinh có lượng estrogen rất thấp và tiếp tục suy giảm ảnh hưởng lớn đến hoạt động sinh lý. Âm đạo, âm hộ thiếu độ ẩm, khô rát, giảm tiết chất nhờn.

Cách bệnh thường gặp ở âm hộ

Các vấn đề xảy ra ở âm hộ bao gồm cả yếu tố khách quan do bẩm sinh hay yếu tố chủ quan đến từ các vấn đề bên ngoài. Cụ thể như sau:

Viêm âm hộ

Đây là tình trang phổ biến ở 1/3 nữ giới, chủ yếu trong độ tuổi sinh sản.

Nguyên nhân gây bệnh thường do vi khuẩn âm nhập vào âm hộ. Các dấu hiệu giúp chị em nhận biết bệnh là:

  • Âm hộ ngứa rát, sưng viêm;
  • Có thể bị rát khi đi tiểu;
  • Âm đạo tiết nhiều khí hư.

Hẹp âm hộ

Là một dạng dị tật bẩm sinh có lỗ âm đạo nhỏ. Dị tật này khiến nữ giới bị bế kinh, dễ viêm nhiễm ngứa ngáy ảnh hưởng đến cả chức năng sinh lý và sinh sản.

Hẹp âm hộ cần phẫu thuật tạo hình lại âm hộ càng sớm càng tốt.

Teo âm hộ

Là tình trạng âm hộ bị mỏng hơn so với bình thường. Điều này thường diễn ra trong thời kỳ mãn kinh khi hormone estrogen suy giảm.

Triệu chứng phổ biến của bệnh là âm hộ bị khô, đau thậm chí có thể bị nứt. Bổ sung estrogen có thể giúp chị em cải thiện tình trạng này.

Ung thư âm hộ

Đây là bệnh hiếm gặp và chủ yếu ở phụ nữ trên 40 tuổi. Đến nay các bác sĩ vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây bệnh.

Ở giai đoạn sớm, bệnh không có triệu chứng nên nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào dưới đây, bạn cần đi khám ngay:

  • Có bướu ở âm hộ;
  • Da âm hộ thay đổi màu sắc;
  • Âm hộ ngứa ngáy kéo dài;
  • Xuất huyết âm đạo bất thường;
  • Cảm giác căng tức âm hộ.

Rận mu

Vùng lông mu ở âm hộ có nguy cơ bị rận mu tấn công. Đây là một loại ký sinh trùng hút máu khu trú ở những vùng cơ thể có lông và ẩm ướt.

Người bệnh sẽ rất ngứa đặc biệt về đêm. Bệnh rận mu được điều trị bằng các loại thuốc bôi đặc trị.

Phòng bệnh ở âm hộ

Những vấn đề khách quan xảy ra ở âm hộ như hẹp âm hộ, teo âm hộ là điều khó kiểm soát. Còn lại chúng ta có thể chủ động phòng các bệnh ở âm hộ bằng các biện pháp như:

  • Vệ sinh âm hộ hàng ngày nhẹ nhàng với dung dịch vệ sinh phù hợp;
  • Mặc quần lót đúng size, chất liệu tốt;
  • Kiểm tra vùng kín để phát hiện bất thường;
  • Đi khám phụ khoa khi có dấu hiệu của bệnh.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp chị em hiểu âm hộ là gì và những vấn đề có thể gặp phải ở âm hộ. Để bảo vệ sức khỏe sinh sản chị em nên chủ động phòng tránh các căn bệnh này. Và đừng ngần ngại nhờ sự tư vấn của bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường nhé.

[addtoany]
Bình luận của bạn