Hoại tử là gì?
Từ những chấn thương rất nhỏ cũng có thể là nguy cơ dẫn đến hoại tử. Mọi người thường rất chủ quan vấn đề này mà không biết có thể phải cắt bỏ một phần thân thể hay đe dọa đến tính mạng. Vậy hoại tử là gì, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đặc biệt nguy hiểm này?
Hoại tử là gì?
Hoại tử là tình trạng nhiễm trùng nặng xảy ra khi các mô cơ thể chết đi. Nguyên nhân dẫn đến hoại tử là nhiễm trùng da xảy ra ở những vết thương, chấn thương hay vết mổ phẫu thuật do các loại vi khuẩn gây ra.
Hoại tử có thể xảy ra ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể nếu bị nhiễm trùng nặng, phổ biến nhất là tay, chân…
Có nhiều loại hoại tử khác nhau bao gồm:
- Hoại tử khô
- Hoại tử ướt
- Hoại tử khí
- Hoại tử nội
Nguy cơ mắc bệnh hoại tử
Hoại tử có thể bắt nguồn từ những vết thương nhỏ nếu không được chăm sóc đúng cách và kịp thời:
- Vết xước do ngã, đứt tay do dùng dao kéo hay vật sắc nhọn, vết mổ phẫu thuật…không được xử lý đảm bảo vệ sinh.
- Vết thương hở ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao bị hoại tử.
- Người bị liệt nằm một chỗ nếu bị vết thương hở rất dễ dẫn đến hoại tử do máu lưu thông kém, không cung cấp đủ máu để phục hồi vết thương.
- Chữa trị sai cách: tự ý đắp lá hay các loại thuốc theo truyền miệng dân gian lên vùng vết thương hở, xử lý vết thương với dụng cụ chưa được tiệt trùng.
- Không loại bỏ hết dị vật trong vết thương làm vết thương nhiễm trùng, chảy mủ, lở loét.
- Nghiện thuốc lá: Người hút thuốc lâu năm có thể bị tắc nghẽn động mạch, làm cho lưu lượng máu giảm dẫn đến hoại tử.
- Nhiễm khuẩn liên cầu lợn: Ăn phải thịt lợn nhiễm khuẩn là nguyên nhân chính gây ra bệnh. Người bệnh sẽ bị những biến chứng nặng nề như nhiễm trùng huyết, xuất huyết dưới da, viêm màng não và có nguy cơ tử vong rất cao.
Biểu hiện khi vết thương bị hoại tử
Khi nào thì bạn biết rằng vết thương của mình có dấu hiệu của hoại tử và sớm có biện pháp điều trị thích hợp:
- Vết thương sưng tấy, lan rộng ra vùng da xung quanh: Hiện tượng sưng tấy là viêm da quanh vết thương. Đây là điều rất bình thường và sẽ giảm dần. Nhưng nếu sưng tấy càng ngày càng lan rộng hơn thì rất có thể đã bị nhiễm khuẩn.
- Vết thương đau đớn, khó chịu: Khi bị thương chúng sẽ cảm thấy đau do cơ chế bình thường của cơ thể chống lại các tác nhân có thể gây hại, sau đó cảm giác đau sẽ giảm dần. Do đó nếu đau trên 2-3 ngày thì cần nghĩ đến trường hợp vết thương đã bị nhiễm trùng.
- Vết thương chảy dịch và có mùi khó chịu: Đây là hiện tượng bình thường khi cơ thể đào thải vi khuẩn nhưng với lượng ít và giảm dần. Vì vậy khi dịch ra nhiều và không có dấu hiệu giảm thì cần đến cơ sở y tế ngay để được điều trị.
- Vết thương lan rộng khắp cơ thể và bắt đầu xuất hiện nổi hạch.
- Khi nhiễm trùng nặng sẽ xuất hiện các triệu chứng: sốt cao lên đến 38,5 – 40 độ, ớn lạnh, buồn nôn, tim đập nhanh…
Biến chứng của hoại tử là gì?
Bắt nguồn từ những nguyên nhân rất nhỏ nhưng hoại tử lại gây ra những biến chứng hết sức nặng nề cho người bệnh như:
- Cắt bỏ toàn bộ phần thân thể bị hoại tử để tránh lây lan như tháo khớp tay, cưa chân.
- Làn da mất thẩm mỹ, để lại sẹo xấu.
- Nhiễm trùng đi vào máu sẽ dẫn đến tử vong.
Cách xử lý vết thương hở để tránh nguy cơ hoại tử
Để tránh nguy cơ bị hoại tử, bạn không được chủ quan dù chỉ là những vết thương nhỏ. Khi xử lý vết thương cần đảm bảo các dụng cụ sạch sẽ đảm bảo vệ sinh.
- Rửa sạch vết thương với nước muối hoặc cồn.
- Bôi thuốc kháng sinh liều nhẹ dạng thuốc mỡ để giảm nhiễm trùng.
Nếu vết thương rộng và sâu hoặc có những dấu hiệu hoại tử như đã kể trên thì cần đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ xử lý ngay.
Trong trường hợp bạn mắc bệnh tiểu đường các bệnh về máu, tắc nghẽn mạch máu. Cần đặc biệt chú ý hơn, bởi đây là những yếu tố đẩy nhanh quá trình hoại tử.
Cách điều trị vết thương bị hoại tử
Y học ngày càng phát triển và khám phá ra phương pháp tối ưu giúp điều trị vùng da bị hoại tử bao gồm:
- Đầu tiên các bác sĩ sẽ tiến hành lấy đi những tế bào chết, cắt bỏ phần da hoại tử.
- Sử dụng thuốc kháng sinh để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng lan rộng hơn.
- Đối với những vết thương lớn đã bị lở loét và chảy dịch thì dùng phương pháp băng kín và hút chân không. Phương pháp này có thể hút tất cả dịch chảy ra giúp vết thương nhanh lành hơn mà tránh phải thay băng nhiều lần gây đau đớn cho bệnh nhân. Dưới tác động hút chân không, lưu lượng máu đến nhiều hơn đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương và điều trị.
Tóm lại, hoại tử là tình trạng rất nguy hiểm nhưng có thể phòng tránh. Hi vọng với những thông tin mà vnmedicine.com cung cấp, bạn sẽ có cách chăm sóc cẩn thận và tránh những biến chứng đang tiếc do hoại tử gây ra.
[addtoany]
4-7-2018 đến Nay: Công tác tại Bệnh Viện 103 - Quân Y Hà Nội.
Trình độ : Thạc sĩ tại Học Viện Quân Y 103.