Trẻ bị nổi mẩn đỏ trên mặt là bệnh gì?

trẻ bị nổi mẩn đỏ trên mặt

Khi biết được nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ sơ sinh hay trẻ nổi mẩn đỏ trên mặt, sẽ giúp các chị em có cách khắc phục bệnh đúng cách. Tránh những biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.

Ở trẻ sơ sinh sức đề kháng yếu nên dễ dàng bị virus, vi khuẩn tấn công và gây ra dị ứng, nổi mẩn đỏ trên mặt, tay, chân hay thậm chí toàn thân.

Nhưng các bà mẹ không nên quá lo lắng vì đây là tình trạng phổ biến nhất ở trẻ, chỉ cần các mẹ tìm ra nguyên nhân gây bệnh là có thể khắc phục được tình trạng này.

5 bệnh lý khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ trên mặt

Mụn sữa

Hầu hết, trẻ sơ sinh xuất hiện các mịn sữa con trong khoảng 3 tuần sau sinh. Các mụn sữa này có màu đỏ nhỏ li ti và xuất hiện nhiều ở mặt, tay, lưng, chân.

Sở dĩ bé có mụn sữa là do thay đổi môi trường sống từ bào thai ra ngoài môi trường khiến da của trẻ học các bài tiết các tuyến bã và sinh ra mụn nhỏ.

Các nốt mụn này sẽ tự mất đi sau 3 tháng mà bạn không cần can thiệp gì. Thay vào đó, mẹ thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, thay quần áo mới, không ủ bé quá nóng gây khó chịu, ngứa ngáy.

Nếu sau 3 tháng các mụn sữa này không tự biến mất, các mẹ nên đưa trẻ đi khám. Điều này sẽ tránh được việc nhầm lẫn với bệnh viêm da ở trẻ.

Rôm sảy

Thời tiết nhiệt đới như ở Việt Nam rất dễ khiến trẻ mắc các bệnh rôm sảy. Vào mùa đông, các mẹ sợ bé bị lạnh nên ủ rất kỹ, điều này vô tình làm tiết mồ hôi gây bít tắc và dẫn đến rôm sảy ở mặt và toàn thân.

Khi bị rôm sảy các bé sẽ xuất hiện nốt rôm mọc từng mảng gây ngứa ngáy, khó chịu. Nếu trẻ bị rôm sảy bạn nên vệ sinh thường xuyên, mặc quần áo thoáng mát, tạo môi trường thông thoáng trong phòng. Nếu đang cho bé bú bạn nên ăn nhiều hoa quả, uống nước nhiều, tránh các thức ăn gây nóng trong như mít, nhãn, xoài, thức ăn cay, nóng…

Mắc bệnh phát ban

Trẻ sơ sinh da mẫn cảm nên dễ dàng bị bệnh phát ban, mỗi đốt và xuất hiện các vết đỏ có kèm theo mủ. Các vết này sẽ tự biến mất trong vài ngày, mẹ không nên tự ý chà xát hay nặn vết mụn ở vùng da này. Thay vào đó, nên sử dụng một số tinh dầu, thuốc giảm ngứa, đỏ được các bác sĩ chỉ định.

Hăm da

Thời tiết nóng bức, mặc quần áo quá nóng sẽ khiến vùng cổm tay, chân, nách, bẹn của trẻ dễ bị hăm, nổi mẩn. Nếu bị hăm trẻ thường xuất hiện các nốt đỏ thành từng mảng căng, bóng. Vết hăm lâu ngày sẽ gây ngứa ngáy, mưng mủ, đau và thường xuyên quấy khóc.

Để hạn chế được tình trạng này bạn nên vệ sinh da sạch sẽ, sử dụng kem chống hăm để bôi cho bé. Đồng thời, mặc quần áo thoáng mát, thấm mồ hô, nếu vùng hăm lớn và có mủ xuất hiện bạn nên đưa bé đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị.

Bệnh lác sữa

Bệnh lác sữa hay còn có tên gọi là chàm sữa, bệnh thường xuất hiện ở những trẻ có da bị dị ứng. Khi bị lác sữa trẻ sẽ bị khô da, bong tróc, gây đau đớn, khó chịu.

Bệnh chàm sữa thường gặp ở trẻ từ 2 tuổi, những trẻ sinh ra trong gia đình có cha mẹ có cơ địa dị ứng, thì cũng dễ mắc phải bệnh này.

Những đứa trẻ có cơ địa dị ứng bạn nên tránh cho trẻ ăn các loại thực phầm dễ gây dị ứng như hai sản, đậu phộng, dưa leo… Bên cạnh đó, sử dụng các loại sữa tắm có độ tẩy rửa nhẹ dịu cho da.

Như vậy, với trẻ bị nổi mẩn đỏ trên mặt các chị em nên tìm ra nguyên nhân gây bệnh chính xác để có cách điều trị kịp thời. Cách tốt nhất, khi có các dấu hiệu mẩn đỏ xuất hiện kèm theo các dấu hiệu bất thường, bạn nên đưa trẻ để bệnh viện để được tư vấn và điều trị.

[addtoany]
Bình luận của bạn