Viêm phế quản là gì?

viêm phế quản là gì

Bệnh viêm phế quản là một bệnh lý ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Vì thế, việc tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng viêm phế quản sẽ giúp bạn có cách khắc phục bệnh nhanh chóng nhất.

Viêm phế quản là bênh gì?

Viêm phế quản là bệnh lý xảy ra khi niêm mạc ống phế quản gặp phải tình trạng nhiễm trùng. Đồng nghĩa với việc, không khí rất khó di chuyển vào có thể. Người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng ho kéo dài, đau tức ngực và khó thở.

Viêm phế quản thường biểu hiện ở 2 dạng:

  • Viêm phế quản cấp tính: Đây là giai đoạn đầu của quá trình viêm nhiễm kéo dài trong vài tuần làm cho đường hô hấp ở phổi chứa đấy chất nhày.
  • Viêm phế quản mạn tính: khi viêm phế quản cấp tính thời gian mắc bệnh kéo dài và nếu thời gian mắc bệnh kéo dài sẽ chuyển sang mạn tính, bệnh có tính chất nghiêm trọng và gây ra nhiều biến chứng hơn.

Triệu chứng của bệnh viêm phế quản

Viêm phế quản có các dấu hiệu giống bệnh sốt, cảm cúm nhẹ nên rất khó phát hiện mình đang mắc bệnh này. Các triệu chứng của bệnh bao gồm:

  • Ho kéo dài;
  • Ho ra đờm có màu vàng, xám, trắng đôi khi có lẫn máu trong đờm;
  • Khó thở và đau vùng xương ức;
  • Sốt nhẹ, trong người mệt mỏi, khó chịu.

Khi nào nên gặp bác sĩ

Với những triệu chứng bệnh viêm phế quản nhẹ bạn nên khắc phục nhanh chóng, tránh để lâu ngày dẫn đến mạn tính và rất khó điều trị. Theo đó, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu sau đây nhé:

  • Ho kéo dài trên 3 tuần
  • Sốt cao, khó thở
  • Ho ra đờm chứa màu

Nguyên nhân gây viêm phế quản

Viêm phế quản do virus gây ra và những yếu tố sau đây sẽ khiến bạn tăng nguy cơ nhiễm loại virus này:

  • Hút thuốc lá: Trong khói thuốc có chứa rất nhiều chất độc hại gây viêm niêm mạc đường hô hấp, gián tiếp dẫn đến viêm phế quản. Do đó viêm phế quản thường gặp nhiều nhất ở nam giới.
  • Môi trường làm việc: Nếu thường xuyên sống và làm việc trong môi trường có chứa nhiều khói bụi, hóa chất độc hại sẽ dấn đến bệnh viêm phế quản.
  • Tuổi tác: Độ tuổi dễ mắc viêm phế quản nhất là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người cao tuổi.
  • Trào ngược dạ dày: Là tình trạng axit bị trào ngược lên thực quản, bệnh nếu không được điều trị dứt điểm sẽ dẫn đến bênh viêm phế quản.
  • Thời tiết: Cảm lạnh do thời tiết làm hệ miễn dịch yếu đi là nguyên nhân gây ra viêm phế quản.

Biến chứng viêm phế quản

Biến chứng thường gặp nhất do vi khuẩn lây lan vào phổi gây ra viêm phổi. Những đối tượng dễ bị biến chứng nhất là những người có hệ miễn dịch yếu như người cao tuổi, người đang bị bệnh hay hút thuốc lá.

Nếu viêm phế quản tái phát nhiều lần còn gây ra tình trạng tắc nghẽn phổi mãn tính.

Khám phá ợ nóng là gì?

Chẩn đoán và điều trị viêm phế quản

  • Trước khi điều trị, bác sĩ sẽ hỏi thăm tình hình bệnh của bạn đồng thời làm một số xét nghiệm để chẩn đoán viêm phế quản bao gồm:
  • Xét nghiệm đờm: Xét nghiệm chất nhầy trong phổi để xác định có hay không virus gây bệnh.
  • Chụp X-quang: đây là phương pháp thông thường để chẩn đoán bệnh.
  •  Kiểm tra chức năng phổi: kiểm tra chức năng lưu giữ và đây không khí ra khỏi phổi. Thủ thuật này giúp xác định các bệnh hen huyễn và các bệnh liên quan đến phế quản.

Thuốc điều trị viêm phế quản

Một số loại thuốc để điều trị viêm phế quản cấp tính bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh diệt khuẩn và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm phát triển lây lan.
  • Thuốc ho: Giúp người bệnh không bị khó chịu bởi các cơn ho và phế quản bị tổn thương do ho nhiều.
  • Các loại thuốc khác: Tùy theo tình hình bệnh các bác sĩ sẽ kê những thuốc phù hợp khác như thuốc giảm viêm, mở rộng những chỗ bị tắc nghen trong phổi.

Nếu bệnh ở giai đoạn viêm phế quản mạn tính thì điều trị phức tạp hơn. Ngoài uống các loại thuốc giúp giảm ho, giúp người bệnh dễ thở có thể còn phải phục hồi chức năng. Đây là những bài tập thể dục giúp người bệnh dễ thở hơn.

Chữa viêm phế quản bằng tự nhiên

Ngoài dùng thuốc thì bạn có thể dùng thêm một số thực phẩm sau để quá trình chữa bệnh nhanh hơn:

  • Mật ong: Mật ong có tính chất kháng khuẩn, kháng virus rất tốt, cộng với khă năng tăng cường hệ miễn dịch. Uống trà mật ong hoặc nước mật ong với chanh rất tốt để giảm triệu chứng viêm phế quản.
  • Gừng: Gừng có tác dụng chống viêm, chống cảm cúm nên cũng điều trị viêm phế quản rất tốt.

 Biện pháp phòng tránh bệnh viêm phế quản phổi

Hiện nay đã có vacxin phòng viêm phế quản phổi. Vì vậy bạn nên tiêm phòng đặc biệt cho trẻ em. Đồng thời thực hiện chăm sóc sức khỏe tại nhà để phòng bệnh bao gồm:

  • Ăn uống đủ chất dinh dưỡng và ngủ đủ giấc;
  • Không hút thuốc lá thường xuyên;
  • Thường xuyên tập luyện;
  • Điều trị bệnh cảm triệt để;
  • Điều trị sớm căn bệnh trào ngược dạ dày;
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc nơi có không khí ô nhiễm;
  • Sử dụng máy làm ẩm không khí giúp giảm ho và dễ thở.

Hi vọng những thông tin về bệnh viêm phế quản giúp ích cho bạn đọc trong việc phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả.

[addtoany]
Bình luận của bạn